- 25-06-2017
- Danh mục: Góc Báo Chí
Theo Bộ Công Thương, trị giá ngành hàng gia dụng nước ta ở vào khoảng 12.5 – 13 tỷ USD, và tốc độ tăng trưởng những năm qua đều cao hơn bình quân thị trường bán lẻ. Đây được xem là chiếc bánh “béo bở” với các dòng sản phẩm từ cao cấp đến bình dân, hàng nội địa hoặc nhập khẩu từ Châu Âu, Hàn Quốc, Thái Lan, Trung Quốc… Giữa sức ép cạnh tranh gay gắt, đâu là cơ hội để nhà sản xuất, phân phối đồ gia dụng tồn tại và phát triển?
Bốn vấn đề lưu ý trong quản lý hệ thống phân phối, bán hàng gia dụng
Các vấn đề doanh nghiệp sản xuất, phân phối hàng gia dụng cần lưu ý. Nguồn: DMSpro
Thứ nhất, doanh nghiệp phải đảm bảo hàng hóa của mình tiếp cận người dùng cuối. Đó là tại sao nhiều công ty “mạnh tay” đầu tư kênh phân phối toàn quốc với sản phẩm bày bán tại mọi trung tâm thương mại, siêu thị điện máy, cửa hàng bán lẻ, chợ đầu mối… ở cả thành thị và nông thôn – nơi người dân bắt đầu ưu tiên đồ gia dụng có xuất xứ rõ ràng thay vì các nhãn hàng trôi nổi.
Thứ hai, chiến lược kinh doanh và marketing đóng vai trò then chốt. Trong cùng một phân khúc, hàng chục sản phẩm gia dụng gần như tương đồng về tính năng và giá cả, khiến người tiêu dùng “hoa mắt”. Do đó, nhà sản xuất nào tung ra khuyến mãi đúng thời điểm, trưng bày các quầy kệ và POSM tại điểm bán thu hút, có chương trình hỗ trợ thương mại, roadshow ấn tượng… sẽ dễ dàng chiếm ưu thế hơn.
Thứ ba, doanh nghiệp cần liên tục đánh giá và nâng cao hiệu quả bán hàng của nhân viên. Ngoài việc viếng thăm và chăm sóc điểm bán hàng ngày, các nhân viên kinh doanh chính là đầu mối ghi nhận thông tin về hành vi tiêu dùng, đối thủ cạnh tranh, độ phủ và trưng bày hàng hóa để ban lãnh đạo có thể đưa ra quyết định kinh doanh phù hợp nhất.
Cuối cùng là vấn nạn hàng giả ngày càng xuất hiện tràn lan, do các cơ sở nhập khẩu linh kiện và tự lắp ráp, hoặc mua “lậu” từ Trung Quốc rồi “nhái” theo nhãn hiệu lớn. Điều này vừa tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho người tiêu dùng, vừa làm “thui chột” khả năng cạnh tranh và uy tín của công ty bởi hàng giả được bán với giá thấp hơn 30% – 60%, trong khi chất lượng lại rất mập mờ. Nhà sản xuất nên đề cao cảnh giác và thường xuyên cập nhật tình hình hàng hóa lưu thông trên thị trường.
Giải pháp quản lý phân phối DMS – “Nước cờ” khôn ngoan của doanh nghiệp
Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị là xu hướng tiên tiến được đông đảo doanh nghiệp quan tâm. Đặc biệt, giải pháp quản lý phân phối – bán hàng DMS (Distribution Management System) đã nhanh chóng tạo được “tiếng vang” đối với các nhà sản xuất và phân phối hàng gia dụng nhờ vào nhiều ưu điểm nổi trội.
Ngày 12/6/2017 vừa qua, Công ty Cổ phần KoriHome (trực thuộc Tecomen – tập đoàn hàng đầu chuyên cung cấp các thiết bị gia dụng) đã công bố khởi động Dự án DMS-KAROFI với DMSpro, nhà tiên phong giới thiệu giải pháp DMS trên nền tảng điện toán đám mây (Cloud-based DMS).
Lễ khởi động dự án DMS giữa DMSpro và KoriHome. Nguồn: DMSpro
Theo đó, DMSpro sẽ triển khai cho KoriHome một hệ thống DMS tập trung từ Trụ sở chính đến từng Nhà phân phối và Nhân viên kinh doanh. Lựa chọn giải pháp S.DMS (Powered by SAP B1) vừa đạt giải thưởng Sao Khuê 2017 của DMSpro, KoriHome sẽ tối ưu bốn vấn đề phân phối, bán hàng nói trên thông qua việc quản lý 100% hoạt động kênh phân phối, cập nhật thông tin thị trường chính xác theo thời gian thực, và đạt quyền kiểm soát toàn bộ dữ liệu trong chuỗi cung ứng.
Các tính năng KoriHome đầu tư bao gồm: Core DMS (Nền tảng DMS chuẩn quốc tế), SFA (Tự động hóa bán hàng), eRoute (Giám sát bán hàng trên bản đồ số), Visibility (Quản lý trực quan trưng bày hàng hóa), eCalendar (Quản lý lịch làm việc), Business Intelligence (Phân tích dữ liệu kinh doanh), Integrated Reporting (Báo cáo tích hợp)… được đánh giá là linh hoạt, gọn nhẹ và trực tiếp hỗ trợ chiến lược phát triển của Công ty.
Sau dự án DMS gần đây với Arowines (lĩnh vực bia rượu), Sun Resources Food (hàng tiêu dùng nhanh – FMCG), Bidiphar (dược phẩm), Pahtama (Myanmar, FMCG)… giải pháp S.DMS (Powered by SAP B1) do DMSpro xây dựng trên nền tảng ERP của Tập đoàn SAP (Đức) với các tính năng bổ sung/may đo phù hợp với thực tiễn Việt Nam, tiếp tục nhận được sự tín nhiệm của KoriHome – một công ty thuộc Top 3 ngành gia dụng trong nước.
Giải pháp S.DMS không chỉ đơn thuần trao cho nhà quản lý cơ hội gia tăng doanh số và lợi nhuận. Mà từ đó, DMSpro còn tham vọng tạo ra “lợi kép” cho thị trường nói chung bằng cách không ngừng nhân rộng giải pháp, giúp các doanh nghiệp phát huy lợi thế cạnh tranh bền vững, góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh minh bạch và khai phá tiềm năng tăng trưởng vô hạn.