‘retailPRO – Liều Vaccine vừa kịp lúc cho doanh nghiệp trong mùa dịch’
Trong điều kiện dịch bệnh dẫn đến sản xuất kinh doanh đình trệ như hiện nay, các doanh nghiệp phải học cách thích nghi và tự thay đổi để cứu mình. Thay vì đổ lỗi cho thị trường bất lợi để lý giải cho sự yếu kém, không thích nghi của doanh nghiệp mình, có những doanh nghiệp đã tạo nên những kịch bản ứng biến vô cùng linh hoạt để giải quyết cơn khủng hoảng này. Bên cạnh những việc phải làm đầu tiên như nghiêm túc rà soát, tái cấu trúc doanh nghiệp, hay giảm giá thành sản xuất, thì việc ứng dụng công nghệ 4.0 để quản lý nguồn lực hiệu quả, nâng cao hiệu suất, đồng thời cắt giảm nhiều chi phí là vô cùng quan trọng trong thời điểm này.
Hãy cùng tìm hiểu về giải pháp công nghệ mang tính cách mạng có tên gọi là retailPRO qua bài phỏng vấn với Chủ tịch của DMSpro, ông Phạm Ngọc Ấn.
1. Thưa Ông, điều gì thôi thúc Ông thực hiện dự án mang tính cách mạng này?
Thế giới đang chứng kiến sự tiến bộ mang tính cách mạng về ứng dụng công nghệ thông tin trong kinh doanh, đặc biệt là quản trị bán hàng. Lợi ích mang lại phải nói là khổng lồ, mọi người vẫn quen gọi là cuộc cách mạng 4.0. Bạn hãy hình dung những công việc trước đây ta cần nhiều thời gian và công sức để thực hiện thì bây giờ chỉ cần một vài thao tác đơn giản trên ứng dụng và có thể thực hiện ở bất cứ nơi đâu.
Bán lẻ truyền thống ở VN chiếm tỷ trọng cao nhất trong ngành với hơn 2 triệu cửa hàng, việc quản lý cửa hàng, điều hành đội ngũ kinh doanh theo cách truyền thống trở nên ngày càng khó khăn, tốn kém chi phí và chắc chắn sẽ tụt hậu so với xu thế.
Bài toán về việc quản lý hiệu quả không gian bán lẻ, tối ưu hóa hiệu suất và chi phí bán hàng để tập trung ngân sách và nguồn lực cho việc tăng thị phần, tạo lợi thế cạnh tranh đã thôi thúc các nhà sản xuất, đặc biệt là các công ty có hệ thống bán lẻ truyền thống lớn phải tìm giải pháp mang tính cách mạng cho vấn đề này.
Một số nhà sản xuất lớn nhiều lần chia sẻ với tôi về các vấn đề họ gặp phải. DMSpro với vị thế là công ty hàng đầu về giải pháp công nghệ như các bạn đã biết, tôi cùng các cộng sự và đội ngũ của mình đã bắt đầu ấp ủ ý tưởng từ 2 năm trước và bắt tay vào xây dựng từ đầu năm 2019, giải pháp này chúng tôi gọi là retailPRO, ứng dụng dành cho chuỗi bán lẻ, cửa hàng, tạp hóa, giúp các nhà sản xuất, nhà phân phối tăng trưởng kinh doanh.
2. Thưa Ông, việc chọn thời điểm ra mắt ứng dụng retailPRO có ý nghĩa thế nào?
Chúng tôi đã huy động toàn bộ nguồn lực của mình cả trong và ngoài nước để retailPRO kịp ra thị trường giúp các nhà sản xuất, nhà phân phối và điểm bán lẻ giữ kết nối với nhau, giao dịch với nhau bất chấp COVID-19.
Phương tây có câu: “It’s Now or Never” – Bây giờ hoặc không bao giờ. Còn phương đông cũng có câu: “Thiên thời – địa lợi – nhân hòa”. Có thể nói đây là “thiên thời” – Thời điểm lý tưởng để ứng dụng của chúng tôi mang đến hiệu quả TỨC THÌ cho doanh nghiệp, đảm bảo kinh doanh của họ không bị gián đoạn, giảm sút vì tình hình không mong đợi của thiên tại, dịch bệnh cụ thể là COVID-19 đang diễn ra. Nếu các nhà sản xuất vượt qua thời khắc khó khăn này nhờ vào ứng dụng của chúng tôi, nó sẽ tạo ra 1 lợi thế mang tính đột phá để tăng trưởng vượt bậc thay vì chỉ là hồi phục.
Đối với chúng tôi nó còn mang ý nghĩa đóng góp cho đất nước theo lời kêu gọi của chính phủ về việc áp dụng công nghệ thông tin trong kinh doanh đảm bảo cung cấp hàng hóa cho người dân, góp phần bảo vệ người dân trước dịch bệnh, đồng thời vẫn đẩy mạnh kinh doanh cho doanh nghiệp và. Với ứng dụng này, các cửa hàng sẽ tương tác và đặt hàng từ nhà sản xuất – nhà phân phối NGAY TỨC THÌ.
Mấy ngày qua chúng tôi đang ráo riết làm việc với một số nhà sản xuất hàng đầu ở Việt Nam để nhanh chóng cài đặt ứng dụng này cho hệ thống cửa hàng của họ. Họ mong muốn sẽ là người đi đầu, dẫn dắt thị trường thay đổi!
3. Kênh bán lẻ truyền thống (General Trade) đang đóng vai trò chủ đạo ở VN, theo Ông thì ứng dụng bán lẻ retailPRO sẽ tạo ra cuộc cách mạng về hiệu quả kinh doanh?
Có thể nói hiệu quả mang lại là TOÀN DIỆN vì tất cả các bên đều được hưởng lợi từ retailPRO. Cụ thể là:
Đối với nhà sản xuất, nhà phân phối, lợi ích nói đến đầu tiên đó là mở rộng độ phủ của sản phẩm, giúp thương hiệu được tiếp cận rộng rãi hơn, tiếp đó là xây dựng tạo kết nối trực tiếp với nhà bán lẻ, giảm bớt gánh nặng lên đội ngũ kinh doanh. Bên cạnh đó, nhà sản xuất có thể truyền tải các chương trình tiếp thị thương mại (Trade Marketing) một cách minh bạch, chính xác và hiệu quả nhất.
Còn với các chủ bán lẻ, cửa hàng tạp hóa, họ có thể đặt hàng và tương tác với nhà sản xuất mọi lúc, mọi nơi. Chuỗi bán lẻ, chủ tạp hóa chỉ cần theo dõi đơn hàng của mình trên ứng dụng, loại bỏ các công đoạn ghi chép thủ công vốn là công việc tốn thời gian và dễ sai sót. Ứng dụng còn tạo cơ hội cho chủ bán lẻ tăng thu nhập qua việc nhận thưởng từ các chương trình Trade Marketing được truyền đạt trực tiếp từ nhà sản xuất, cùng các chương trình tương tác khách hàng như nhận mẫu thử (sampling), khảo sát (survey)…
Việt nam có khoảng 2 triệu cửa hàng bán lẻ mà hầu hết các nhà sản xuất muốn quản lý, đều mong muốn sản phẩm của mình có mặt ở đó, hơn thế nữa họ muốn được tương tác trực tiếp với cửa hàng mọi luc, mọi nơi. Nhờ ứng dụng này họ có thể tăng mức độ phủ hàng lên đáng kể mà không phải tăng chi phí trên một cửa hàng. Làm được điều này chắc chắn sẽ thay đổi cục diện kinh doanh. Đây chính là một sự dịch chuyển mới mà người ta hay gọi là New Retail, nó là xu hướng mà chúng ta không muốn làm theo cũng không được, lợi ích khổng lồ cho tất các bên là điều tất yếu.
4. Tương lai của bán lẻ truyền thống sẽ là quản lý bằng ứng dụng công nghệ, xu hướng tất yếu. Ông nghĩ thế nào về điều này?
Mấy năm trở lại đây ở VN chúng ta nhắc nhiều đến công nghệ 4.0, vì thế mọi người đều đã biết rõ hiệu quả của nó cho những lĩnh vực mà có yếu tố xử lý bằng sức người, trên phạm vi rộng: cụ thể hơn là cần nhiều nhân lực cùng làm, nhiều hạng mục phải quản lý, nhiều khách hàng phải chăm sóc, ở nhiều nơi khác nhau trong mọi ngóc ngách …thì khi ứng dụng công nghệ vào sẽ thấy hiệu quả vượt trội.
Trong trường hợp này, ngành bán lẻ truyền thống ở Việt Nam hoàn toàn nằm trong tầm ngắm của cách mạng 4.0. VÀ NÓ ĐÃ ĐẾN!
Hơn nữa, khả năng tiếp cận công nghệ của người dân đã được nâng cao đáng kể, rồi sễ đến lúc chính các chủ cửa hàng bán lẻ sẽ yêu cầu nhà sản xuất – nhà phân phối phải sử dụng ứng dụng để thực hiện hoạt động kinh doanh hàng ngày. Nhà sản xuất nào chưa áp dụng sẽ “bị bỏ quên” bởi nhà bán lẻ.
Và một điều quan trọng nữa cho xu hướng tất yếu đó là nhờ vào tiện ích của ứng dụng sẽ tạo ra một điều kiện và môi trường làm việc khoa học, hiệu quả và khỏe mạnh hơn cho đội ngũ sales. Bạn có biết là hiện nay đội ngũ sales là rất vất vả không? Hầu hết thời gian của họ là ngoài đường, dưới nắng nóng, mưa dầm, viếng thăm từng cửa hàng, ghi nhận từng đơn hàng. Chưa kể thiên tai dịch bệnh như lúc này. Có retailPRO giống như doanh nghiệp và đội ngũ sales có được liều Vaccine kịp lúc vậy.
Cuối cùng, tôi cũng muốn nhấn mạnh rằng, có retailPRO chắc chắn ngành bán lẻ sẽ không bị bỏ lại trong cuộc cách mạng 4.0.
5. Làm sao để người sử dụng – đặc biệt là các cửa hàng bán lẻ, tạp hóa đón nhận và sử dụng ứng dụng này, thưa Ông?
Đầu tiên phải nói đến tính hiệu quả và đúng nhu cầu với các chủ cửa hàng. Nếu chúng ta đáp ứng chính xác những gì họ đang rất mong mỏi thì chắc chắn họ sẽ đón nhận. Tất nhiên là sẽ có khó khăn trong việc chủ cửa hàng chấp nhận cài đặt ứng dụng trong thời gian đầu và chúng tôi đã cùng với các nhà sản xuất chuẩn bị các phương án tiếp cận các cửa hàng. Bên cạnh đó, ứng dụng của chúng tôi sẽ không gặp trở ngại gì trong việc sử dụng vì việc tải ứng dụng về điện thoại cũng đã trở nên phổ biến trong thời đại số hiện nay. Ngoài ra chủ cửa hàng sẽ có thêm thu nhập thụ động nhờ vào lượng tương tác trên apps. Càng nhiều tương tác, càng tăng thu nhập.
6. Tại sao Ông chọn hợp tác với Microsoft, SAP mà không tự phát triển? Liệu nó có làm tăng giá thành của ứng dụng hay không?
Chúng tôi am hiểu sâu sắc về bản chất của việc phân phối hàng hoá tại Việt Nam và các nước trong khu vực. Bạn biết đấy, từng đơn hàng riêng lẻ thì nhỏ, nhưng mỗi khách hàng của chúng tôi mỗi ngày phải xử lý một tập mấy chục ngàn đơn hàng với rất nhiều các chương trình khuyến mãi khác nhau thì bài toán trở nên rất phức tạp.
Chúng tôi cũng xây dựng nhiều tính năng để cửa hàng bán lẻ tương tác với người tiêu dùng ví dụ như khảo sát bằng giọng nói, phát hành sampling,… qua việc tích hợp các công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo (AI), máy học (ML). Chính vì thế, tôi cho rằng phải hợp tác với các công ty công nghệ lớn thì mới giải quyết triệt để được bài toán này.
Chúng tôi may mắn được SAP và Microsoft ủng hộ và cùng tham gia thiết kế và xây dựng ứng dụng. Chúng tôi tập trung vào thế mạnh gốc của mình để xây dựng tính năng cho sản phẩm, SAP & Microsoft giúp các phần liên quan đến công nghệ mới, kiến trúc của ứng dụng, bảo mật, khả năng mở rộng, đồng thời cung cấp chuyên gia cùng làm việc với chúng tôi. Nhờ đó mà chúng tôi có một ứng dụng rất tối ưu về các chi phí, chúng tôi rất tự hào và hạnh phúc vì điều này.
Và 1 thông tin bổ ích nữa là sắp tới đây, thứ 6 ngày 10/04/2020, chúng tôi sẽ cùng đối tác Microsoft, Nielsen tổ chức Webinar dành cho top 50 nhà sản xuất hàng đầu VN tham dự, webinar có chủ đề ‘retailPRO – Liều Vaccine cho chuỗi phân phối trong mùa dịch’.
Xin cảm ơn Ông về bài phỏng vấn này!