MÔ HÌNH D2C – CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA NHÀ SẢN XUẤT – DMSpro Co., LTD | Sales and Distribution Management Solution

MÔ HÌNH D2C – CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA NHÀ SẢN XUẤT

  • Danh mục: Quản Trị Doanh Nghiệp

Trong ngành kinh doanh hiện đại, mô hình D2C (Direct-to-Consumer) đang trở thành một xu thế ngày càng phổ biến. Nhưng mô hình này là gì và tại sao nó lại có sức ảnh hưởng tới nguồn doanh thu các doanh nghiệp? Bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn về khái niệm mô hình D2C, những lợi ích mà nó mang lại cho các doanh nghiệp, và một số lưu ý khi doanh nghiệp triển khai mô hình này.

1. Mô hình D2C là gì?

Trước đây, các doanh nghiệp có mô hình phân phối thường phải thông qua các kênh trung gian như nhà bán lẻ, nhà phân phối hoặc đại lý để đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Ngày nay, với sự phát triển vượt bậc của công nghệ kết hợp cùng xu hướng chuyển đổi số, các công ty có thể dễ dàng xây dựng một hệ thống bán hàng trực tuyến riêng và tiếp cận người tiêu dùng một cách trực tiếp, hay còn gọi là D2C.

Direct to Consumers (D2C hay DTC) là một mô hình kinh doanh, trong đó nhà sản xuất cung cấp trực tiếp sản phẩm tới tay người tiêu dùng thông qua hệ thống cửa hàng hoặc qua kênh thương mại điện tử của họ mà không cần thông qua bất kỳ nhà phân phối hoặc đơn vị bán lẻ trung gian nào như mô hình vật lý trước đây.

 

2. Những lợi ích mang lại cho doanh nghiệp khi triển khai D2C

2.1. Gia tăng mức độ trung thành và trải nghiệm người dùng

Mô hình D2C cung cấp cho các doanh nghiệp khả năng tương tác trực tiếp với khách hàng và kịp thời điều chỉnh chiến lược/ sản phẩm dựa trên phản hồi nhận được. Điều này giúp nâng cao sự hài lòng của khách hàng, xây dựng lòng tin và kết quả là gắn kết khách hàng lâu dài với thương hiệu.

  • Việc bán hàng trực tiếp mà không thông qua bên trung gian giúp cho mối quan hệ giữa nhà sản xuất và khách hàng bền chặt và lâu dài hơn.
  • Bên cạnh đó, việc tiếp cận trực tiếp với người mua hàng giúp thương hiệu thu thập và khai thác hàng loạt những thông tin về người mua cũng như người tiêu dùng cuối, giúp thương hiệu hiểu sâu sắc hơn về khách hàng nhằm gia tăng và cải thiện chất lượng dịch vụ.
  • Bằng việc phân tích dữ liệu thu thập được, thương hiệu cũng chiếm được lợi thế trong các chiến dịch cá nhân hóa sản phẩm cho từng nhóm khách hàng.

2.2. Kiểm soát toàn diện

  • D2C cho phép nhà sản xuất nắm mọi quyền kiểm soát trong suốt hành trình khách hàng và tự chủ trong toàn bộ hoạt động (quy trình sản xuất, Marketing, bán hàng). Thay vì phải phụ thuộc vào các bên trung gian như trước, doanh nghiệp có thể tự do quyết định về sản phẩm, giá cả, trải nghiệm người dùng và dịch vụ khách hàng.
  • Với sự chủ động hoàn toàn, thương hiệu có thể tự đưa sản phẩm mới ra thị trường với tốc độ nhanh chóng.

2.3. Tiết kiệm chi phí 

  • Triển khai D2C trên các nền tảng trực tuyến bên cạnh các cửa hàng vật lý giúp doanh nghiệp mở rộng khả năng tiếp cận tới tập khách hàng mới trên nền tảng số, tiết kiệm chi phí tiếp cận khách hàng trực tiếp tại các cửa hàng vật lý. 
  • Bên cạnh đó, bằng cách loại bỏ các bên trung gian, các doanh nghiệp có thể giảm thiểu chi phí vận hành, Marketing và phân phối. Điều này cho phép họ cung cấp sản phẩm và dịch vụ với giá cả cạnh tranh hơn và tăng khả năng tiếp cận thị trường rộng hơn.


3. 3 cách tiếp cận mô hình D2C của doanh nghiệp

3.1. Cách tiếp cận truyền thống

Phù hợp với thương hiệu đã đứng vững nhưng chưa có kênh trực tiếp với khách hàng

  • Trực tiếp mở những kênh mới với tiềm năng lớn
  • Thu thập dữ liệu để tạo trải nghiệm cá nhân hóa, hướng đối tượng khách hàng

Những đặc điểm của doanh nghiệp: 

  • Chỉ cung cấp sản phẩm thông qua các nhà bán lẻ hoặc nhà phân phối truyền thống
  • Độ phủ sóng rộng và chi phí vốn thấp vì cơ sở hạ tầng đã có
  • Khả năng kiểm soát giá thấp
  • Không sở hữu dữ liệu khách hàng. Tuy có thể mua thông tin khách hàng nhưng dữ liệu này không chi tiết
  • Phụ thuộc vào số ít các kênh nên tăng rủi ro và phải thương lượng ở vị thế thấp
  • Phải làm việc theo thời gian, giá bán, nhu cầu của nhà bán lẻ
  • Chi phí hoạt động cao do phải chi cho bên trung gian

Cơ hội:

  • Mở cửa tới thị trường mới chưa từng tiếp cận
  • Tăng lợi nhuận do không mất chi phí trung gian
  • Nâng cao trải nghiệm khách hàng
  • Xây dựng mối quan hệ sâu sắc với khách hàng và tạo sự trung thành
  • Linh hoạt trong việc marketing và thử nghiệm, ra mắt sản phẩm mới
  • Hạn chế rủi ro khi tập trung vào số ít kênh phân phối

3.2. Cách tiếp cận kết hợp

Phù hợp với thương hiệu đã đứng vững và có kênh trực tiếp với khách hàng

  • Kết hợp kênh số hóa và cửa hàng vật lý chính hãng 
  • Phân tích dữ liệu thu thập từ tất cả các kênh làm cơ sở đáp ứng nhu cầu khách hàng

Những đặc điểm của doanh nghiệp: 

  • Đã áp dụng mô hình D2C bằng việc mở cửa hàng chính hãng, phát triển kênh TMĐT hoặc xây dựng chương trình khách hàng thân thiết
  • Có thể tự thực hiện D2C hoặc thuê ngoài một số chức năng với bên thứ 3 như Tiki, Lazada, Shopee
  • Kết hợp cả phân phối truyền thống và bán trực tiếp
  • Có một số dữ liệu khách hàng nhưng nhà bán lẻ vẫn nắm phần lớn
  • Giá bán phải thương lượng với bên phân phối, nhưng có thể cung cấp sản phẩm khác nhau cho các kênh khác nhau

Cơ hội:

  • Tăng doanh thu và lợi nhuận nhờ thực hiện bán hàng đa kênh (omnichannel)
  • Có cái nhìn tổng quan về khách hàng
  • Làm sâu thêm quan hệ khách hàng bằng các gợi ý, ưu đãi cá nhân hóa
  • Nâng cao khả năng cung cấp chính xác những gì khách hàng muốn, giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi, lòng trung thành thương hiệu và mở rộng thị phần

3.3. Cách tiếp cận mới

Phù hợp với thương hiệu mới xuất hiện

  • Tận dụng các nền tảng D2C có sẵn để tiếp cận thị trường tiềm năng
  • Đầu tư Marketing tích hợp các nền tảng online tới khách hàng

Những đặc điểm của doanh nghiệp: 

  • Chưa được biết đến nhiều, đang trong quá trình tạo chỗ đứng
  • Thường không có tài chính để đầu tư marketing rộng rãi, phải phụ thuộc vào kênh phân phối truyền thống
  • Vị thế thấp khi thương lượng với bên bán lẻ
  • Khó tiếp cận khách hàng và nâng cao độ nhận diện thương hiệu
  • Gặp trở ngại trong việc hiểu nhu cầu, tâm lý khách hàng

Cơ hội:

  • Nhanh chóng có được thị phần mà không tốn nhiều thời gian và chi phí nhờ có sự hỗ trợ của các nền tảng TMĐT sẵn có
  • Quảng bá sản phẩm mới, tăng độ nhận diện và xây dựng cộng đồng khách hàng tiềm năng nhờ sử dụng các nền tảng MXH và triển khai các chiến lược D2C Marketing phù hợp
  • Dễ thử nghiệm và cải tiến sản phẩm
  • Do không mất chi phí cho bên phân phối nên thương hiệu có thể điều chỉnh giá hợp lý
  • Có vị thế cao hơn khi thương lượng với nhà bán lẻ khi doanh nghiệp có nhu cầu có cửa hàng vật lý để bày bán
  • Những rào cản thâm nhập thị trường về quy mô và vốn được gỡ bỏ nhờ kinh doanh trực tuyến

Bằng việc lựa chọn cách tiếp cận phù hợp, doanh nghiệp có thể tận dụng tối đa lợi thế cạnh tranh của bản thân, giúp thương hiệu đứng vững trên thị trường.

 

4. Những lĩnh vực kinh doanh nào có thể áp dụng tốt mô hình D2C?

Mô hình Direct-to-Consumer (D2C) có thể được linh hoạt ứng dụng trong nhiều ngành hàng khác nhau. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có thể ứng dụng mô hình này thành công. Các ngành hàng có thể áp dụng D2C và đạt được hiệu quả cao là những ngành trong đó người mua sẵn sàng chi trả tiền để mua sắm online thay vì bắt buộc phải đến cửa hàng trải nghiệm sản phẩm như các mặt hàng khác, có thể kể đến như:

4.1. Thời trang và làm đẹp

Mô hình bán hàng trực tiếp đến khách hàng (D2C) đặc biệt phù hợp với đặc điểm của ngành thời trang và làm đẹp, cho phép các thương hiệu trực tiếp tiếp cận người tiêu dùng và tạo ra trải nghiệm mua sắm tốt hơn. Các thương hiệu có thể tận dụng trang web, ứng dụng di động và các kênh thương mại điện tử để hiển thị sản phẩm, cung cấp thông tin chi tiết và tạo mối quan hệ trực tiếp với khách hàng.

4.2. Công nghệ và điện tử

Trong ngành công nghệ và điện tử, mô hình Direct to Consumer cho phép các doanh nghiệp giảm bớt sự phụ thuộc vào các nhà bán lẻ truyền thống và tương tác trực tiếp với khách hàng. Điều này giúp tăng tính cạnh tranh, tạo ra sản phẩm độc đáo và nâng cao trải nghiệm người dùng.

4.3. Thực phẩm và đồ uống

Mô hình Direct to Consumer trong ngành thực phẩm và đồ uống cho phép các doanh nghiệp tạo ra một kênh trực tiếp để tiếp cận khách hàng và cung cấp sản phẩm tươi ngon, chất lượng. Các thương hiệu có thể tạo trang web đặt hàng trực tuyến, giao hàng tận nơi và tương tác trực tiếp với khách hàng để xây dựng lòng tin và tăng khả năng tiếp cận thị trường.

4.4. Đồ gia dụng

Trong ngành đồ gia dụng, mô hình bán hàng trực tiếp đến khách hàng (D2C) cung cấp cho các doanh nghiệp khả năng kiểm soát toàn diện quy trình sản xuất và Marketing. Các thương hiệu có thể tận dụng trang web, kênh truyền thông xã hội và các nền tảng trực tuyến khác để giới thiệu sản phẩm, thu thập phản hồi từ khách hàng và tạo mối quan hệ trực tiếp.

4.5. Sản phẩm đặc biệt và tùy chỉnh

Mô hình Direct to Consumer cũng rất phù hợp với các ngành hàng sản phẩm đặc biệt và tùy chỉnh, như trang sức, sản phẩm nội thất tùy chỉnh, và các sản phẩm thủ công. Các doanh nghiệp có thể tận dụng mô hình D2C để tạo trải nghiệm mua hàng cá nhân hóa và tương tác trực tiếp với khách hàng để đáp ứng nhu cầu đặc biệt của họ.

 

Trên đây là một số ngành hàng phổ biến mà mô hình D2C có thể được áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Mô hình D2C không phải là phương án phù hợp cho tất cả các doanh nghiệp. Hãy xem xét kỹ lưỡng và đánh giá khả năng triển khai mô hình này để đảm bảo rằng nó phù hợp với mục tiêu và tài nguyên của bạn.

 

5. Những lưu ý dành cho doanh nghiệp khi triển khai mô hình D2C

Tuy là một mô hình tiềm năng để phát triển, nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng biết cách ứng dụng thành công mô hình D2C. Vì thế, doanh nghiệp cần nắm rõ một vài điểm quan trọng trước khi triển khai để giảm thiểu tối đa rủi ro và đạt được kết quả tốt nhất.

5.1. Luôn quan tâm đến quản lý đơn hàng và giao hàng

Hoạt động bán hàng qua các kênh online là điều không thể thiếu khi doanh nghiệp quyết định kinh doanh theo mô hình D2C. Và việc quản lý giao hàng là một trong những điểm mấu chốt khiến khách hàng quyết định có quay trở lại với bạn hay không. Do đó, doanh nghiệp cần đảm bảo việc nắm bắt được trạng thái đơn hàng và tình hình giao hàng qua các phần mềm quản lý.

5.2. ​​Chú trọng đầu tư vào chất lượng dịch vụ

Với việc phân phối hàng hoá qua các kênh trung gian như truyền thống, doanh nghiệp thường không phải lo về khâu dịch vụ và chăm sóc khách hàng trực tiếp. Ngược lại, với mô hình kinh doanh D2C, việc chăm sóc khách hàng luôn phải được đặt lên hàng đầu bởi họ là những người mang lại cho doanh nghiệp những đánh giá khách quan và hữu ích nhất về sản phẩm, dịch vụ của mình.

5.3. Chú ý đến các kênh bán

Đối với mô hình D2C, việc tự mình mở rộng kinh doanh trên các kênh bán là yếu tố bắt buộc để đảm bảo hiệu quả bán ra cũng như phủ rộng thương hiệu trên thị trường. Tùy vào định hướng mà kênh bán của bạn nên được mở rộng ở cửa hàng, website, mạng xã hội hay các sàn TMĐT. Lúc này, một hình thức Marketing hợp lý sẽ là công cụ hỗ trợ đắc lực giúp bạn tiếp cận thêm nhiều khách hàng tiềm năng và bán hàng hiệu quả. 

5.4. Lựa chọn một giải pháp quản lý bán hàng toàn diện

Một trong những khó khăn mà các doanh nghiệp bán hàng đa kênh hay gặp phải là làm thế nào để quản lý toàn bộ hoạt động ở tất cả các kênh bán trên cùng một nền tảng. Phần mềm OMS – giải pháp quản lý bán hàng đa kênh được xem là một lời giải giúp tối ưu chi phí quản lý, hỗ trợ doanh nghiệp số hoá quy trình vận hành.

Với OMS, chủ doanh nghiệp có thể dễ dàng:

  1. Quản lý tập trung đơn hàng từ tất cả kênh bán hàng của công ty trên cùng một hệ thống được tích hợp.
  2. Quản lý xử lý đơn hàng và điều phối giao hàng cho toàn công ty.
  3. Quản lý chặt chẽ và hiệu quả đội ngũ bán hàng và ngân sách bán hàng: tạo lịch viếng thăm khách hàng, định vị nhân viên/ cửa hàng trên bản đồ số GPS, cập nhật tình hình thị trường trong thời gian thực

Đối với nhân viên bán hàng ngoài thị trường:

  1. Dễ dàng theo dõi chương trình tiếp thị mà doanh nghiệp đang triển khai ngay trên thiết bị di động và áp dụng tự động vào từng đơn hàng
  2. Tạo mới đơn hàng nhanh chóng ngay trên di động thay vì phải ghi chép bằng văn bản, giấy tờ, tiết kiệm thời gian để chăm sóc khách hàng tốt hơn

Quý doanh nghiệp có mong muốn xây dựng hệ thống quản lý bán hàng đa kênh, ĐĂNG KÝ NGAY để nhận tư vấn hoặc tham khảo thêm nhiều tính năng khác của OMS TẠI ĐÂY.

DEMO MIỄN PHÍ PHẦN MỀM QUẢN TRỊ HỆ THỐNG QUẢN LÝ PHÂN PHỐI TẠI DOANH NGHIỆP