Link tải bản báo cáo đầy đủ trong bài.
Năm 2023 đã đi qua, đánh dấu một năm đầy biến động với những bước ngoặt bất ngờ, tạo nhiều ảnh hưởng đến sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Các vấn đề bên ngoài quốc gia và những hạn chế trong nội bộ cũng đã dẫn đến sự suy giảm của nền kinh tế, đặc biệt là trong các lĩnh vực sản xuất và thương mại. Trong bối cảnh kinh tế 2024 có dấu hiệu tích cực, điểm tin cậy từ người tiêu dùng vẫn chưa thực sự tăng lên do những thông tin liên tiếp về vấn đề sa thải nhân viên cũng như sự biến động trong thu nhập của các hộ gia đình.
Báo cáo Giám sát FMCG của Worldpanel Việt Nam – năm tài chính 2023 đã đi vào phân tích sâu hơn về các yếu tố trên, chỉ ra những điểm đáng lưu ý của thị trường và cung cấp những thông tin có giá trị giúp doanh nghiệp định hướng phát triển trong bối cảnh bấp bênh này.
Bài viết dựa trên Báo cáo của Kantar (công ty chuyên nghiên cứu thị trường) khảo sát trên số liệu thực tế:
- Hồ sơ cung cấp thông tin theo dõi liên tục từ năm 2002 đến nay.
- Khảo sát thực tế mua hàng trên 130 danh mục hàng tiêu dùng nhanh.
- Lượt mua hàng năm tại 4 thành phố trọng điểm (HN, HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ) và nông thôn Việt Nam.
Cùng DMSpro nhìn lại toàn cảnh thị trường phân phối, bán lẻ ngành FMCG Việt Nam và đánh giá xu hướng tiêu dùng trong tương lai.
1. Tình hình kinh tế của Việt Nam: Thận trọng trong sự tăng trưởng tích cực
Việt Nam kết thúc năm 2023 với tỷ lệ tăng trưởng GDP là 5,05%, thấp hơn mục tiêu 6,5% ban đầu của Chính phủ. Tuy nhiên, trước những thách thức kinh tế toàn cầu đang diễn ra, tỷ lệ tăng trưởng này lại là một thành tích vững chắc so với các quốc gia trong khu vực, là minh chứng cho sự vững chắc và ổn định của quốc gia.
Với những phục hồi về nền kinh tế được ghi nhận trong Quý 4 năm 2023, các chuyên gia đã đưa ra dự đoán tỷ lệ tăng trưởng GDP của Việt Nam vào năm 2024 có thể đạt 6%, phản ánh mục tiêu của chính phủ trong năm trước.
Tuy nhiên, dự báo cũng cho thấy những khó khăn sẽ vẫn còn tồn đọng khi nhu cầu xuất khẩu được phục hồi và việc cải thiện kinh tế toàn cầu vẫn là những vấn đề chính đáng lưu tâm.
2. Niềm tin của người tiêu dùng
Tuy nền kinh tế trong tương lai có dấu hiệu khả quan, nhưng đó không đồng nghĩa với sự hồi phục trong niềm tin của người tiêu dùng. Trong Quý 4 năm 2023, báo cáo mức độ lạc quan của người tiêu dùng về nền kinh tế trong tương lai cho thấy con số thấp nhất kể từ khi áp đặt các biện pháp hạn chế của Đại dịch Covid-19 trong năm 2021. Tỉ lệ phần trăm hộ gia đình phải đối mặt với khó khăn tài chính cũng đạt mức cao nhất kể từ sau Đại dịch. Điều này đã dẫn tới sự thắt chặt trong chi tiêu của người tiêu dùng trong kỳ nghỉ Tết 2024.
3. Toàn cảnh ngành FMCG trong nước
Ngành FMCG tại các khu vực đô thị đang dần tăng tốc lại sau hai năm giảm mạnh trong khối lượng, chủ yếu do sự tăng trưởng giá trong mặt bằng giá cả. Mặt khác, các khu vực nông thôn cũng thể hiện sự phục hồi trong số lượng sản phẩm mạnh mẽ hơn, mở ra một cơ hội lớn cho sự mở rộng của các thương hiệu.
Ở góc nhìn chuyên sâu, ta có thể nhìn thấy được sự suy giảm dần đều trong tổng tăng trưởng giá trị qua các quý bởi sự chậm lại trong việc tăng giá và tăng trưởng khối lượng. Ở các danh mục khác nhau, các lĩnh vực phi thực phẩm đã liên tục tạo đà thúc đẩy cho sự tăng trưởng của ngành FMCG trong cả năm.
4. Sự suy giảm về khối lượng mua hàng
Mặc dù tình hình lạm phát có thể đã suy giảm, người tiêu dùng vẫn còn đang hạn chế trong việc chi tiêu và cắt giảm khối lượng mua sắm, đặc biệt là ở khu vực Thành thị 4TP.
5. Bức tranh về ngành bán lẻ
Tuy rằng thương mại truyền thống vẫn chiếm vị thế quan trọng ở Việt Nam, nhưng sự đóng góp của nó vào giá trị thị trường lại đang giảm đi. Đối với nền kinh tế thương mại hiện đại, các cửa hàng siêu thị đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các mô hình tiện lợi và đặc trưng, trong bối cảnh người tiêu dùng ngày càng có xu hướng tìm kiếm trải nghiệm mua sắm thuận tiện và chính xác hơn. Sự chuyển đổi này đang dần biến đổi cả cảnh quan Đô thị và Nông thôn với những sự khác biệt trong sở thích và loại cửa hàng.
6. Doanh nghiệp FMCG nên làm gì trước tình hình trên?
Trước tình hình kinh tế biến động trong năm mới, việc đầu tư nguồn lực vào nghiên cứu, thấu hiểu tâm lý khách hàng và tạo ra các trải nghiệm mua sắm đáng giá là chìa khóa để các thương hiệu vượt qua giai đoạn đầy thách thức này và giữ vững thị phần của mình. Muốn được như vậy, trước hết, doanh nghiệp FMCG cần quản lý tốt đội ngũ đại diện bán hàng (sales rep) của mình, cung cấp cho nhân viên các công cụ làm việc tối ưu, giúp đẩy mạnh năng suất làm việc bởi họ chính là cầu nối giữa doanh nghiệp và khách hàng, góp phần đưa sản phẩm đến tay khách hàng cũng như đưa ý kiến, phản hồi của người dùng đến doanh nghiệp.
Mời bạn tải về báo cáo phiên bản đầy đủ TẠI ĐÂY
7. OMS – Giải pháp giúp tối ưu năng suất làm việc của nhân viên bán hàng
Giải pháp OMS của Công ty TNHH DMSpro được phát triển lấy khách hàng làm trọng tâm giúp doanh nghiệp dễ dàng thích nghi với mọi nhu cầu của thị trường, từ đó nâng cao trải nghiệm của khách hàng thông qua đội ngũ bán hàng.
Với OMS, chủ doanh nghiệp có thể dễ dàng:
- Quản lý tập trung đơn hàng từ tất cả kênh bán hàng của công ty trên cùng một hệ thống được tích hợp.
- Quản lý xử lý đơn hàng và điều phối giao hàng cho toàn công ty.
- Quản lý chặt chẽ và hiệu quả đội ngũ bán hàng và ngân sách bán hàng: tạo lịch viếng thăm khách hàng, định vị nhân viên/ cửa hàng trên bản đồ số GPS, cập nhật tình hình thị trường trong thời gian thực
Đối với nhân viên bán hàng ngoài thị trường:
- Dễ dàng theo dõi chương trình tiếp thị mà doanh nghiệp đang triển khai ngay trên thiết bị di động và áp dụng tự động vào từng đơn hàng
- Tạo mới đơn hàng nhanh chóng ngay trên di động thay vì phải ghi chép bằng văn bản, giấy tờ, tiết kiệm thời gian để chăm sóc khách hàng tốt hơn
Nếu bạn đọc đang là nhà quản lý doanh nghiệp sản xuất – phân phối, nhà phân phối có đội ngũ sales/ PG thị trường và muốn tìm kiếm một giải pháp tối ưu quản lý hệ thống phân phối, hãy liên hệ với chúng tôi.
OMS là phần mềm chuyên biệt để quản lý hệ thống phân phối. Doanh nghiệp vui lòng liên hệ Sales hotline
(+84) 8686 2 8686 hoặc đăng ký tại đây: LINK