Giải Pháp DMS – “Nước Cờ” Cao Tay Của Bel: Khẳng Định Vị Thế

Giải Pháp DMS – “Nước Cờ” Cao Tay Của Bel: Khẳng Định Vị Thế Dẫn Đầu

  • Danh mục: Góc Báo Chí
  1. Bel – Phù Thủy Ma Thuật Trong Thị Trường Ngành FMCG Việt Nam

Nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao, hệ thống phân phối được mở rộng và đặc thù nhóm sản phẩm quay vòng nhanh đã giúp ngành tiêu dùng nhanh (Fast Moving Consumer Goods – FMCG) trở thành ngành hàng tăng trưởng mạnh nhất ở Việt Nam hiện nay với tốc độ phát triển ngành luôn ở mức cao.

Theo Tổng cục Thống kê, năm 2017, tổng mức bán lẻ toàn thị trường đạt 130 tỷ USD, tăng trưởng 10,9% so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó, có đóng góp lớn của ngành hàng FMCG.

Kết quả nghiên cứu thị trường Việt Nam của Market Pulse cũng cho biết, tốc độ tăng trưởng sản lượng của FMCG là 5% trong quý II/2017 và tăng 5,8% trong quý III/2017. Điều này được coi là nền tảng vững chắc và là bước tiến quan trọng cho ngành FMCG ở Việt Nam trong đó có ngách thị trường ngành phô mai.

Báo cáo tăng trưởng ngành FMCG của Market Pulse

Đó cũng chính là lý do mặc dù được đánh giá là sản phẩm không phổ biến ở Việt Nam, nhưng thị trường Việt Nam vẫn được các nhãn hiệu hàng đầu thế giới trong ngành phô mai như Fonterra Co-operative, Lactalis, Bel… chú trọng đặc biệt.

Nếu như vào giai đoạn những năm 2009 Fonterra Co-operative là “người dẫn đầu” trong thị trường phô mai Việt Nam với 51,1% thì đến năm 2017 Bel đã tạo nên một bước chuyển biến ngoạn mục khi thâu tóm hơn 70% tổng thị phần thị trường này với 4 nhãn hàng chính là: Con bò cười, Kiri, Babybel và Leerdammer.

Trong đó sản phẩm Con bò cười được coi là sản phẩm chủ đạo khẳng định vị thế dẫn đầu khi luôn nằm ở vị trí đầu bảng những thương hiệu phô mai hàng đầu Việt Nam. Một trong những thành công nổi bật nhất của Bel đó chính là xây dựng được thương hiệu “Con bò cười” trở thành “Top of mind” trong tâm trí khách hàng, tạo thói quen khi nhắc đến phô mai là nhớ ngay đến “Con bò cười” cùng với việc biết tận dụng thói quen ngại thay đổi của người tiêu dùng Việt. Bel trở thành lão làng cao tay khi áp dụng chiến lược “đánh nhanh thắng nhanh” để tận hưởng lợi thế người dẫn đầu cho tới thời điểm này.

Chỉ mới gia nhập vào thị trường Việt Nam từ năm 2011 nhưng với những bước đi có chiến lược vững chắc và thông minh. Cộng với đó là việc Bel xây dựng nhà máy tại khu công nghiệp Mỹ Phước 3 với tổng vốn đầu tư gần 5 triệu Euro vào hoạt động vào cuối năm 2011, nhằm đáp ứng nhu cầu về phô mai của thị trường Việt Nam và các nước khác trong khu vực Đông Nam Á. Bel đã tạo ra một bước đột phá ngoạn mục khi “vượt mặt” Fonterra Co-operative, Lactalis về sản phẩm và giá bán.

Không dừng lại ở ngách ngành hàng phô mai, tận dụng tiềm năng thị trường FMCG đang phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam. Bel đã đưa ra dòng sản phẩm que sữa Goodi (làm từ sữa tươi dưới dạng que) với giá thành thấp để đáp ứng nhua cầu tiêu dùng của phân khúc khách hàng có thu nhập trung bình thấp. Từ đó lấn chân vào sâu thị trường ngành FMCG Việt Nam.

Trở thành “ông lớn” trong thị trường FMCG đồng nghĩa với việc hệ thống quản lý phân phối bán hàng của Bel ngày càng trở nên phức tạp và phân nhánh. Đó là lý do khiến bộ máy quản lý hệ thống phân phối của Bel vượt tầm kiểm soát với hàng loạt các vấn đề phát sinh như:

Làm thế nào để quản lý tuyến bán hàng và nhân viên kinh doanh ngoài thị trường hiệu quả?

Làm sao để nắm bắt trực quan nhanh chóng được thông tin thị trường, thông tin điểm bán và tình hình đối thủ cạnh tranh ngoài thị trường?

Giải pháp nào đồng nhất thao tác bán hàng của nhân viên đúng theo quy chuẩn doanh nghiệp để đảm bảo tính nhất quán và đạt hiệu quả cao nhất?

Làm sao kiểm soát được số liệu thật khi tất cả dữ liệu đều nằm ở nhà phân phối?

Nền tảng nào để lên kế hoạch, chiến lược và ngân sách cho các hoạt động marketing?

Đó là những vấn đề mà không chỉ Bel mà là hầu hết các doanh nghiệp sản xuất và phân phối lớn gặp phải. Vì thế, vấn đề cấp thiết được đặt ra cho những người quản lý cấp cao là: cần tìm ra một giải pháp tối ưu toàn diện để giúp doanh nghiệp quản lý hệ thống phân phối bán hàng hiệu quả và dễ dàng hơn.

  1. Giải Pháp DMS – “Nước Cờ” Cao Tay Của Bel: Khẳng Định Vị Thế Dẫn Đầu

Sau thời gian nghiên cứu thị trường giải pháp cũng như xu hướng quản lý theo công nghệ hiện đại của các doanh nghiệp hàng đầu. Ngày 16/03/2018 vừa qua tại Khách Sạn Kim Đô – 133 Nguyễn Huệ, Bến Nghé, Quận 1, Hồ Chí Minh. DMSpro đã chính thức trở thành đối tác chiến lược cung cấp giải pháp quản lý hệ thông phân phối DMS cho Bel.

Lễ kick off dự án DMS giữa DMSpro và Bel

Lựa chọn phần mềm DMS của DMSpro, đơn vị tiên phong cung cấp giải pháp DMS trên nền tảng điện toán đám mây (Cloud DMS) được coi là “nước cờ” cao tay và thức thời của doanh nghiệp tại thời điểm hiện tại. Với việc triển khai các tính năng như:

– Core Acumatica: Ứng dụng quản lý hệ thống phát triển dựa trên nền tảng ERP quốc tế Acumatica.

– SFA: Tự động hóa bán hàng

– Eroute: Quản lý tuyến bán hàng

– Visibility: Quản lý trực quan bằng hình ảnh

Phần mềm quản lý hệ thống phân phôi DMS của DMSpro đã và đang trở thành “cánh tay phải” đắc lực giúp Bel quản lý hệ thông phân phối bán hàng xuyên suốt, linh hoạt. Qua ứng dụng DMS thông minh trên thiết bị di động, toàn bộ quy trình bán hàng được tự động hóa, giúp lực lượng sales loại bỏ thao tác thủ công, giảm sai sót và chia sẻ dữ liệu kinh doanh tức thời về trụ sở. Chỉ cần ngồi ở văn phòng, cấp lãnh đạo vẫn nắm bắt trực quan thị trường 24/7 bởi doanh số từng mặt hàng, ngành hàng, tồn kho, độ phủ, thông tin đối thủ cạnh tranh, hiệu quả trade marketing, trưng bày, khuyến mãi… đều được “số hóa” và gửi về hệ thống theo thời gian thực (real-time).

Vinh dự trở thành đối tác triển khai dự án dms cho Bel cũng đánh dấu một bước tiến vượt bậc giúp DMSpro mở rộng “bản đồ thị trường” ra một ngách ngành hàng mới khẳng định tính ưu việt của giải pháp quản lý phân phối dms.

Đăng ký nhận demo miễn phí: https://dmspro.vn/gui-yeu-cau-demo-san-pham/

DEMO MIỄN PHÍ PHẦN MỀM QUẢN TRỊ HỆ THỐNG QUẢN LÝ PHÂN PHỐI TẠI DOANH NGHIỆP