X

Duy Tân Khởi Động Dự Án DMS – Phá Bỏ Lối Mòn Trong Quản Lý Phân Phối Ngành Nhựa Tại Việt Nam

  1. Ngành Nhựa Việt Nam – “Mỏ vàng” chưa khai phá triệt để

Theo Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS), tiềm năng ngành nhựa Việt Nam hiện nay còn rất lớn, chỉ số tiêu thụ nhựa bình quân tại Việt Nam hiện đạt 41 kg/người/năm (thấp hơn so với mức trung bình 48 kg/người/năm của châu Á và mức trung bình 70 kg/người/năm của thế giới). Theo BMI Research, ngành thực phẩm sẽ tăng trưởng 10,9% trong giai đoạn 2015-2019, ngành đồ uống đóng chai sẽ tăng trưởng từ 17-25%.

Cùng với đó, mới đây khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – châu Âu (VEFTA) được ký kết, thị trường xuất khẩu các sản phẩm từ nhựa sang châu Âu sẽ được đẩy mạnh. Ông Hồ Đức Lam, Chủ tịch Hiệp hội Nhựa Việt Nam cho biết, nhu cầu nhập khẩu sản phẩm nhựa tại thị trường EU được đánh giá vẫn ở mức cao, các doanh nghiệp Việt có khả năng thâm nhập tốt.

Đáng lưu ý là tại thị trường này các sản phẩm nhựa của Việt Nam không bị áp thuế chống bán phá giá như các nước Châu Á khác (mức thuế trung bình từ 8-30%).

Đây được xem là điều kiện vô cùng thuận lợi để ngành nhựa tại thị trường Việt Nam phát triển và mở rộng thị phần ra thị trường thế giới.

Tuy nhiên, thách thức cũng không hề nhỏ…

Sức ép từ các đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước

Nếu như nhựa xây dựng được sự hỗ trợ tăng trưởng từ lĩnh vực xây dựng, nhựa tái chế được đánh giá là xu hướng phát triển mới trong tương lai hứa hẹn mang lại lợi nhuận cao thì các doanh nghiệp nhựa gia dụng lại đang phải chịu một sức ép không hề nhỏ từ công nghệ sản xuất đến tiềm lực tài chính. Vậy nên đối với các doanh nghiệp sản xuất và cung ứng nhựa gia dụng như Duy Tân, Bình Minh, Chợ Lớn,… thì bài toán chiếm lĩnh thị phần không chỉ là cuộc chiến giữa các doanh nghiệp trong nước mà còn là thách thức với các doanh nghiệp nước ngoài với các sản phẩm nhựa ngoại nhập có chất lượng đồng đều và tiềm lực tài chính mạnh.

Thị trường nhựa gia dụng Việt Nam

Nguồn nguyên vật liệu trong nước không đủ đáp ứng

Theo báo cáo của Hiệp hội Nhựa Việt Nam hiện nay mỗi năm ngành sản xuất sản phẩm nhựa cần 3,5 triệu tấn các loại nguyên liệu đầu vào chưa kể hàng trăm hóa chất phụ trợ khác trong khi khả năng trong nước chỉ đáp ứng gần 900.000 tấn nguyên liệu và hóa chất phụ gia.

Đây là vấn đề gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp trong nước khi việc nhập khẩu nguyên liệu đang là nguyên nhân chính khiến giá thành sản phẩm nhựa nước ta khó cạnh tranh với các nước trong cùng khu vực.

Quản lý hệ thống phân phối doanh nghiệp còn nhiều kẽ hở bất cập và rối ren

Với mạng lưới kênh phân phối rộng khắp cùng số lượng lớn saleman ngoài thị trường. Mục tiêu của các cấp lãnh đạo doanh nghiệp ngành nhựa luôn là làm thế nào để quản lý toàn diện, triệt để kênh phân phối và các hoạt động bán hàng, từ đó đảm bảo lượng hàng hóa phân phối tại các điểm bán cho đến khi tới tay người tiêu dùng một cách hiệu quả nhất, ổn định và liên tục.

Tuy nhiên cũng như hầu hết các doanh nghiệp lớn trong các lĩnh vực khác. Với các doanh nghiệp sản xuất và phân phối ngành nhựa, công tác quản lý hệ thống kênh phân phối cũng phải đối mặt với các thách thức như: Làm sao để đánh giá đúng năng lực, chuẩn hóa quy trình làm việc của các nhân viên kinh doanh? Quản lý chương trình hỗ trợ thương mại, vật phẩm trưng bày tại điểm bán; Thu thập thông tin thị trường, báo cáo doanh số, độ phủ chính xác, tức thời giúp các nhà lãnh đạo có những quyết định kinh doanh nhanh chóng, chính xác và kịp thời.

Thực tế nữa cho thấy việc quản lý hệ thống phân phối bán hàng thông qua các phương thức thủ công hay những phần mềm quản lý đơn giản hiện nay không còn phù hợp với tình hình phát triển thị trường hiện tại cũng như tình hình phát triển của các doanh nghiệp lớn với số lượng saleman và nhà phân phối nhiều. Bởi nó sẽ đem đến những bất cập không đáng có, gây mất thời gian, thất thoát và khó có thể kiểm soát được tình hình bán hàng cũng như hiệu quả của các chương trình marketing.

Vậy đâu là giải pháp giúp các doanh nghiệp sản xuất và phân phối ngành nhựa lựa chọn cho con đường phát triển tương lai trong công tác quản lý hệ thống phân phối bán hàng?

  1. Phần mềm quản lý phân phối DMS – “Lưỡi rìu” phá bỏ lối mòn quản lý rập khuôn

Sáng thứ 4 ngày 02/05/2018 vừa qua, Công ty Nhựa Duy Tân và Công ty cổ phần DMSpro đã long trọng tổ chức lễ khởi động (kick off) dự án DMS tại thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Công ty Nhựa Duy Tân và Công ty cổ phần DMSpro
kick off dự án quản lý hệ thống phân phối và bán hàng

Thông qua buổi lễ, DMSpro chính thức trở thành nhà cung cấp giải pháp quản lý hệ thống phân phối DMS, đồng hành cùng Duy Tân trong công cuộc xây dựng hoàn thiện kênh phân phối và phát triển doanh nghiệp.

Từng trải nghiệm và có kinh nghiệm trong sử dụng giải pháp DMS vào quản lý hệ thống phân phối doanh nghiệp. Công ty Nhựa Duy Tân hiểu được thế mạnh mà phần mềm quản lý phân phối có thể làm được. Tuy nhiên, để quản lý hệ thống đồng nhất, chính xác, tức thời và toàn diện, Duy Tân cần một giải pháp linh hoạt hơn để bắt kịp tình hình phát triển của thị trường trong và ngoài nước.

Sau khi tìm hiểu và với sự tín nhiệm của DMSpro trên thị trường qua những dự án được triển khai thành công cho các doanh nghiệp, tập đoàn hàng đầu như URC, Tân Hiệp Phát, TH Milk,… Các cấp lãnh đạo công ty Nhựa Duy Tân đã thống nhất lựa chọn giải pháp DMS của DMSpro cho công tác quản lý hệ thống kênh phân phối bán hàng.

Ông Nguyễn Khải Tuyên – Tổng giám đốc công ty cổ phần DMSpro
phát biểu trong lễ kick-off dự án với công ty Nhựa Duy Tân

Thay đổi này được coi là “nước cờ” mạo hiểm nhưng cấp thiết và thành công của doanh nghiệp Nhựa Duy Tân. Bởi cùng với “giải pháp DMS” của DMSpro được xây dựng dựa trên nền tảng SAP B1 quy trình quản lý hệ thống phân phối và bán hàng của Duy Tân sẽ trở nên tinh gọn, có trình tự và chặt chẽ hơn. Hạn chế những sai sót không đáng có, giảm thiểu nguồn nhân lực vận hành hệ thống, tăng độ phủ sản phẩm trên thị trường, tăng cường tính phối hợp chặt chẽ giữa các cấp quản lý với nhân viên ngoài thị trường,…

Với việc triển khai dự án DMS cho Duy Tân – “ông vua” của ngành Nhựa Việt Nam, một lần nữa DMSpro khẳng định tính ưu việt của sản phẩm và vị thế của mình trên thị trường. Từng bước trở thành Top 3 nhà cung cấp giải pháp DMS hàng đầu Châu Á.

Trong giai đoạn công nghệ 4.0 như hiện nay, việc bắt kịp xu hướng công nghệ cho công tác quản lý và sản xuất được coi là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp có thể đứng vững tại thị trường nội địa cũng như không bị thụt lùi trong “lối mòn” mê cung để phát triển thị phần vươn ra thế giới, cạnh tranh với các doanh nghiệp ngoại. Vì thế, phần mềm quản lý phân phối DMS của DMSpro được coi là “chìa khóa vạn năng” cho cánh cửa thị phần ngành nhựa nói riêng và các ngành khác nói chung.

Đăng ký nhận demo miễn phí: https://www.dmspro.vn/gui-yeu-cau-demo-san-pham/

lan huong: