X

HIỂU ĐÚNG VỀ DMS VÀ ERP: TRÁNH NHỮNG NHẦM LẪN TAI HẠI TRONG QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP

DMS và ERP

Việc lựa chọn ứng dụng hệ thống quản lý để cắt giảm chi phí, gia tăng doanh thu cho doanh nghiệp đã không còn là một điều xa lạ với các doanh nghiệp sản xuất. Hai trong số những giải pháp phổ biến nhất hiện nay là Hệ thống Quản lý Phân phối (DMS) và Hệ thống Hoạch định Nguồn lực Doanh nghiệp (ERP). Mặc dù cả hai đều có chung mục tiêu là tối ưu hóa hoạt động kinh doanh, nhưng chúng có những điểm khác biệt đáng kể về chức năng, phạm vi ứng dụng và lợi ích mang lại. Hãy cùng DMSpro phân tích chi tiết để hiểu rõ hơn về sự khác biệt này.

 

1. Chức năng và Phạm vi Ứng dụng

Hệ thống Quản lý Phân phối (DMS)

DMS chủ yếu tập trung vào việc quản lý và tối ưu hóa hoạt động phân phối và bán hàng. Các chức năng chính của DMS bao gồm:

– Quản lý kênh phân phối: DMS giúp doanh nghiệp kiểm soát và theo dõi quá trình phân phối từ nhà sản xuất đến nhà phân phối, đại lý và cuối cùng là khách hàng.

– Quản lý kho hàng: Theo dõi và kiểm soát lượng tồn kho, giảm thiểu rủi ro thiếu hụt hoặc dư thừa hàng hóa.

– Quản lý bán hàng: Phân bổ tuyến bán hàng; nắm được vị trí – thời gian làm việc của nhân viên trên bản đồ GPS; hỗ trợ tinh gọn thao tác trong quá trình đi thị trường của nhân viên Sales.

– Quản lý chương trình Trade Marketing: Theo dõi và đánh giá hiệu quả của các chương trình khuyến mãi, tích điểm, trưng bày,… từ đó tối ưu hóa chiến lược marketing.

Distribution Management System (DMS)

 

Hệ thống Hoạch định Nguồn lực Doanh nghiệp (ERP)

ERP là một giải pháp tổng thể, bao quát nhiều lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, bao gồm:

– Quản lý tài chính: Theo dõi và kiểm soát các hoạt động tài chính, kế toán, quản lý chi phí và dòng tiền.

– Quản lý nhân sự: Hỗ trợ các hoạt động liên quan đến quản lý nhân sự, từ tuyển dụng, đào tạo đến quản lý tiền lương và phúc lợi.

– Quản lý sản xuất: Giúp lập kế hoạch, theo dõi và tối ưu hóa quy trình sản xuất.

– Quản lý kho hàng và logistics: Tích hợp quản lý kho hàng, logistics và chuỗi cung ứng.

– Quản lý dự án: Theo dõi tiến độ và hiệu quả của các dự án trong doanh nghiệp.

Enterprise Resource Planning (ERP)

 

2. Sự Khác Biệt Về Mục Tiêu

DMS

Mục tiêu chính của DMS là tối ưu hóa hoạt động phân phối và bán hàng – giảm thiểu công việc thủ công cho nhân viên bán hàng, đảm bảo sản phẩm đến tay khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả. DMS giúp doanh nghiệp nắm bắt được tình hình thị trường, quản lý các chương trình trade marketing một cách linh hoạt, tiết kiêm chi phí và nâng cao năng suất làm việc của nhân viên.

 

ERP

ERP có mục tiêu quản lý toàn bộ doanh nghiệp, kết nối các phòng ban. Từ quản lý tài chính, nhân sự, sản xuất đến logistics, ERP giúp doanh nghiệp hoạt động một cách hiệu quả và đồng bộ hơn bằng cách giảm thiểu những thao tác thừa trong quá trình hoạt động.

 

3. Lợi Ích Mang Lại

 Lợi ích của DMS

– Tối ưu hóa tồn kho nhà phân phối, đảm bảo việc cung ứng hàng đến điểm bán không bị gián đoạn.

– Nâng cao hiệu quả bán hàng: Hỗ trợ nhân viên bán hàng trong các tác vụ hàng ngày tại điểm bán, đẩy mạnh doanh số thông qua việc tự động hóa qui trình viếng thăm cửa hàng, giúp đội ngũ bán hàng thực hiện đầy đủ các bước theo qui định của công ty. Nhân viên bán hàng có thể lên đơn ngay trên điện thoại di động cá nhân, mọi thông tin cần thiết về đơn hàng, sản phẩm, giá cả, chương trình khuyến mại đều có sẵn đầy đủ trên ứng dụng.

– Cải thiện quản lý kho hàng: Đảm bảo lượng hàng tồn kho luôn ở mức tối ưu, tránh thiếu hụt hoặc dư thừa hàng hóa, giảm số ngày tồn kho.

– Giúp cấp quản lý nắm bắt được thông tin thị trường theo thời gian thực, để từ đó đưa ra chiến lược phát triển kịp thời.

 

 Lợi ích của ERP

– Tích hợp dữ liệu toàn diện: ERP cung cấp một cơ sở dữ liệu duy nhất cho toàn bộ doanh nghiệp, giúp đồng bộ hóa thông tin giữa các phòng ban và cải thiện quá trình ra quyết định.

– Quản lý tài chính và nhân sự tốt hơn: Với các module quản lý tài chính và nhân sự, ERP giúp doanh nghiệp kiểm soát chi phí, quản lý nguồn lực và đưa ra các chiến lược phát triển phù hợp.

– Tăng cường quản lý sản xuất và logistics: Giúp lập kế hoạch, theo dõi và tối ưu hóa quy trình sản xuất và logistics.

– Tăng cường khả năng dự báo và lập kế hoạch: ERP hỗ trợ doanh nghiệp trong việc dự báo nhu cầu thị trường, lập kế hoạch sản xuất và phân phối, từ đó giúp nâng cao năng lực cạnh tranh.

Cả hai giải pháp đều hướng đến mục tiêu tiết kiệm thời gian, gia tăng năng suất làm việc

 

4. Giai Đoạn Áp Dụng

Không phải việc áp dụng cùng lúc các giải pháp số hóa vào doanh nghiệp nào cũng đưa ra kết quả tốt. Sự thành công của những dự án này phụ thuộc phần lớn vào thời điểm mà doanh nghiệp triển khai giải pháp. Ở mỗi giai đoạn phát triển, doanh nghiệp sẽ cần áp dụng các phần mềm phù hợp khác nhau.

Ở mỗi giai đoạn, doanh nghiệp sẽ cần một hệ thống khác nhau

Khi doanh nghiệp đang mở rộng thị trường và cần kiểm soát chặt chẽ hơn về hệ thống phân phối. DMS giúp quản lý hiệu quả việc phân phối hàng hóa, từ khâu nhập kho đến tay người tiêu dùng cuối cùng, đồng thời cung cấp thông tin chính xác và kịp thời cho các quyết định kinh doanh.

Khi doanh nghiệp đạt đến một quy mô lớn và cần một hệ thống quản lý toàn diện để tối ưu hóa mọi khía cạnh của hoạt động kinh doanh, từ tài chính, nhân sự, sản xuất, đến quản lý kho và chuỗi cung ứng. Khi đó, doanh nghiệp nên áp dụng ERP.

 

5. Kết Luận

Việc lựa chọn giữa DMS và ERP phụ thuộc vào nhu cầu cụ thể và mục tiêu của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp của bạn chủ yếu tập trung vào tối ưu hóa hoạt động phân phối và bán hàng, DMS sẽ là lựa chọn phù hợp. Tuy nhiên, nếu bạn cần một giải pháp toàn diện để quản lý tất cả các lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, ERP sẽ là lựa chọn tốt hơn.

 

Dù lựa chọn giải pháp nào, việc triển khai thành công đều đòi hỏi sự cam kết và hợp tác từ các bộ phận liên quan trong doanh nghiệp. Hy vọng rằng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về sự khác biệt giữa DMS và ERP, từ đó có thể đưa ra quyết định đúng đắn cho doanh nghiệp của mình.

 

Nếu bạn đọc đang là nhà quản lý doanh nghiệp sản xuất – phân phối, nhà phân phối có đội ngũ sales/ PG thị trường và muốn tìm kiếm một giải pháp tối ưu quản lý hệ thống phân phối, hãy liên hệ với chúng tôi.

OMS là phần mềm chuyên biệt để quản lý hệ thống phân phối. Doanh nghiệp vui lòng liên hệ Sales hotline (+84) 8686 2 8686 hoặc đăng ký TẠI ĐÂY

Linh Nguyen Ngoc Truc: