Kantar – FMCG Monitor Q1/2022: Người tiêu dùng đang “thắt chặt hầu bao” trong ngành hàng FMCG – DMSpro Co., LTD | Sales and Distribution Management Solution

Kantar – FMCG Monitor Q1/2022: Người tiêu dùng đang “thắt chặt hầu bao” trong ngành hàng FMCG

  • Danh mục: Góc Báo Chí

Báo cáo FMCG Monitor Q1/2022 của Kantar đưa cho thấy được bức tranh tổng quan tình hình chung của ngành FMCG và các xu hướng tiêu dùng mới của người tiêu dùng trong 3 tháng đầu năm

TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ VIỆT NAM VÀ QUAN ĐIỂM CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG

Tình hình kinh tế

Tình hình kinh tế ở Việt Nam nhìn chung vẫn phát triển ổn định với mức CPI 2%, bất chấp Covid hoành hành, tình trạng lạm phát kéo dài và đại chiến giữa Nga – Ukraine đang tiếp diễn. Dữ liệu được ghi nhận dựa trên 4 thành phố lớn và các vùng nông thôn.

Quan điểm của người tiêu dùng

Niềm tin của người tiêu dùng Việt về triển vọng kinh tế và sức mua đang dần phục hồi vì tình hình COVID-19 đã có những tín hiệu khả quan trong những tháng gần đây được thể hiện thông qua 2 biểu đồ thống kê bên dưới:

Khi được hỏi “trong vòng 12 tháng tới, người tiêu dùng nghĩ tình hình tài chính trong ngồi nhà bạn sẽ…” thì có tới hơn 52% trả lời sẽ cải thiện ít nhiều, 42% nghĩ là sẽ giữ nguyên và chỉ 6% nghĩ sẽ tệ hơn. Đây sẽ là một tín hiệu vô cùng tích cực đối với nền kinh tế để có thể phát triển và phục hồi trong khoảng thời gian sắp tới

Xếp hạng các mối quan tâm của người tiêu dùng

Theo khảo sát tại 4 thành phố lớn (Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng và Cần Thơ) trong  Q1/2022, sức khoẻ và dịch bệnh vẫn là mức bận tâm hàng đầu của người tiêu dùng vì hậu đại dịch Covid-19. Ở vị trí thứ hai có thể dễ dàng đoán được là về nhiên liệu đi lại do bị ảnh hưởng bởi tình hình chính trị căng thẳng giữa Nga và Ukraine, người tiêu dùng Việt Nam quan tâm. Mối quan ngại thứ ba là về giá cả thực phẩm. Kế ngay sau đó là các mối quan tâm về thu nhập, giá thực phẩm tăng, việc làm, môi trường,…

TOÀN CẢNH THỊ TRƯỜNG NGÀNH FMCG

Trong Q1/2022, hầu hết các sản phẩm thuộc ngành hàng FMCG đều bị sụt giảm sản lượng tiêu thụ do người dân đang phải thắt chặt hầu bao.

Sự tăng trưởng của thị trường được thúc đẩy nhờ vào tăng giá bán của sản phẩm.

Đây vẫn là 1 tín hiệu tích cực cho ngành FMCG khi mà có xu hướng tăng trưởng trở lại so với năm 2021 tương đối ảm đạm do những tác động của làn sóng thứ 3 của đại dịch Covid-19

Hiệu suất ngành

Tại cả khu vực 4 thành phố lớn và nông thôn Việt Nam, sự tăng trưởng của thị trường ngành FMCG tăng trưởng nhờ vào tăng giá bán. Có 2 cách tăng giá sản phẩm mà nhà sản xuất đang thực hiện: (1) là tăng giá trực tiếp; (2) là giữ nguyên giá nhưng cắt bớt trọng lượng hoặc điều chỉnh chi phí bao bì, chiết khấu. Chỉ duy nhất ngành sữa “tỏa sáng” khi đạt được cả sự tăng trưởng trong cả sản lượng tiêu thụ và giá.

Qua đó có thể nhận thấy được nhu cầu tiêu dùng sữa đã tăng lên đáng kể khi các nhận thức về dinh dưỡng trong chăm sóc và bảo vệ sức khỏe càng ngày càng được người tiêu dùng đề cao hơn.

Ngành hàng tiêu biểu

Các loại nước sốt như tương cà, tương ớt và Mayonnaise có sản lượng tiêu thụ lớn nhất trong ba tháng đầu năm 2022, bất chấp giá tăng ở hầu hết các danh mục sản phẩm này.

TIÊU ĐIỂM KÊNH PHÂN PHỐI

Tính đến Q1/2022, tại 4 Thành phố trọng điểm, 22% chi tiêu cho FMCG thực hiện chủ yếu ở các kênh online, siêu thị mini và cửa hàng chuyên dụng. Xu hướng này cũng đang phát triển và mở rộng ở vùng nông thôn.

Thị phần của kênh trực tuyến và siêu thị mini tăng mạnh với lần lượt 48% và 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Tại nông thôn, tình trạng diễn ra tương tự khi giá trị thị phần của siêu thị mini tăng 32%; trong khi đó kênh trực tuyến tăng 39%.

Vì thế, các thương hiệu và nhà bán lẻ cần quan tâm hơn đến các kênh mua sắm mà người tiêu dùng lựa chọn để đạt được sự tăng trưởng cao hơn trong thời gian tới.

TIÊU ĐIỂM NGƯỜI TIÊU DÙNG

Tầm quan trọng của các gia đình hạt nhân (Nuclear Family) ngày càng tăng, tác động đến hành vi mua sắm

Số lượng các gia đình quy mô nhỏ tại Việt Nam tăng mạnh, năm 2017: chiếm 32%, năm 2021: số liệu đã tăng lên 37%. Điều này khiến thói quen của người tiêu thay đổi, các gia đình nhỏ sẽ lựa chọn mua size vừa và nhỏ để tiết kiệm chi tiêu tạm thời và mua phong phú mặt hàng hơn trong mỗi chuyến đi. 

Một số nhà sản xuất đã nhanh chóng nắm bắt xu hướng như Pepsi ra mắt lốc 12 lon thay vì phải mua thùng 24 lon; Bia Tiger có lốc 4 hoặc 6 lon,… 

Vì vậy, các nhà sản xuất và thương hiệu cần nắm bắt được xu hướng và đưa ra nhiều lựa chọn hơn cho người tiêu dùng với các sản phẩm có trọng lượng nhỏ hơn cũng như đa dạng về mặt hàng để có thể tối ưu hóa trong hoạt động bán hàng.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐÓN ĐẦU XU HƯỚNG THỊ TRƯỜNG NGÀNH  FMCG?

Để nâng cao năng lực cạnh tranh và giữ vững thị phần của ngành FMCG, các doanh nghiệp không thể chỉ sử dụng các phương pháp truyền thống mà cần có sự hỗ trợ của các nền tảng công nghệ để đưa ra những chính sách linh hoạt và phù hợp hơn, khuyến khích khách hàng thúc đẩy hành vi mua sắm, tiêu thụ sản phẩm nhiều hơn.

Và giải pháp bonbon shop sẽ là một lựa chọn vô cùng hoàn hảo của các doanh nghiệp để nâng cao vị thế và gia tăng sức cạnh tranh với các đối thủ trong ngành. Giải pháp bonbon shop sẽ mang đến cho doanh nghiệp khả năng xây dựng, tạo kết nối trực tiếp với tiểu thương 24/7, phản ứng nhanh chóng với những yêu cầu/phản hồi thị trường, mở rộng độ phủ của sản phẩm nhanh chóng.

Để hiểu rõ hơn về giải pháp bonbon shop, quý doanh nghiệp có thể liên hệ với chúng tôi TẠI ĐÂY để được giải đáp những thắc mắc

Bài viết được dựa trên số liệu của “An integrated update of Vietnam FMCG market” được thực hiện Kantar Worldpanel tại 4 thành phố trọng điểm và vùng nông thôn tại Việt Nam

Tải về báo cáo phiên bản đầy đủ TẠI ĐÂY

DEMO MIỄN PHÍ PHẦN MỀM QUẢN TRỊ HỆ THỐNG QUẢN LÝ PHÂN PHỐI TẠI DOANH NGHIỆP