- 22-09-2017
- Danh mục: Góc Báo Chí
Khi cụm từ 4.0 (hay cách mạng công nghiệp lần 4) đang trở nên phổ biến, các thiết bị có thể “nói chuyện” với nhau, các phần mềm riêng rẽ được tích hợp thông suốt, dữ liệu được tự động tổng hợp và thông tin tự động “chạy” đến người dùng (theo các điều kiện được cài đặt trước) thì cách tiếp cận về quản trị doanh nghiệp trên nền tảng công nghệ thông tin phải thay đổi là điều tất yếu. Doanh nghiệp trong ngành Dược không phải là một ngoại lệ, thậm chí, họ cần nắm bắt cơ hội để thay đổi nhanh hơn vì ngoài sức ép cạnh tranh trong và ngoài nước còn có đòi hỏi ngày càng cao hơn của người tiêu dùng.
Sản xuất ngành Dược có mấy đặc thù riêng: (i) Quy trình sản xuất chủ yếu bằng máy móc với tiêu chuẩn vệ sinh cao. (ii) Yêu cầu truy xuất nguồn gốc và quản lý hạn sử dụng chặt chẽ (iii) Đòi hỏi tính chuẩn xác cực cao. Đó là nền tảng thuận lợi để “số hóa” hoạt động quản lý, giúp người dùng tập trung cho nhiệm vụ cần giải quyết vấn đề thay vì tốn thời gian đi tổng hợp thông tin. Vì vậy, phát biểu tại hội thảo “Dược phẩm và cuộc cách mạng “số hóa” trong quản trị kinh doanh toàn diện” ngày 22/09/2017, ông Stefan Roesler, Giám đốc SAP Business One (SAP B1) khu vực Châu Á – Thái Bình Dương & Nhật Bản cho biết: “Các doanh nghiệp tại Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ chương trình phát triển công nghệ thông tin trong giai đoạn từ 2016 đến 2020 của chính phủ thông qua thúc đẩy ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin. Ngoài ra, mức độ ứng dụng công nghệ điện toán đám mây tại Việt Nam cũng gia tăng, mở ra cơ hội để giúp các doanh nghiệp Việt Nam chuyển đổi trở thành các doanh nghiệp số”.
Ông Stefan Roesler, Giám đốc SAP Business One (SAP B1) Châu Á – Thái Bình Dương & Nhật Bản phát biểu khai mạc hội thảo
Đây là cơ hội thuận lợi để doanh nghiệp ngành Dược có thể bắt nhịp 4.0 một cách dễ dàng với chi phí đầu tư dễ chịu hơn nhiều so với trước đây. Cũng chia sẻ tại hội thảo nói trên, với kinh nghiệm thực tiễn nhiều năm trong ngành Dược, các chuyên gia giải pháp đến từ Công ty cổ phần DMSpro (DMSpro) và Công ty cổ phần giải pháp truyền thông Apzon (Apzon) đã đưa ra lời khuyên cho các doanh nghiệp ngành Dược nhanh chóng bắt nhịp 4.0 như sau:
- Khai thác nền tảng tích hợp:Trong thời 4.0, một nền tảng ERP (ERP Core) như SAP B1 cho phép doanh nghiệp không chỉ quản trị quá trình vận hành xuyên suốt (từ lập kế hoạch dự báo, đặt hàng, sản xuất và phân phối) mà còn sẵn sàng để đáp ứng các nhu cầu tích hợp về quản trị phân phối, quản trị bán hàng đa kênh (POS, e-commerce,..). Đây là xu hướng tất yếu thay cho việc sử dụng các phần mềm quản trị rời rạc như trước đây.
Ông Đoàn Văn Ngọc – Giám đốc Giải pháp Apzon trình bày về Vai trò của hệ thống hoạch định nguồn lực đối với các công ty Dược
- Tận dụng khả năng “giao tiếp” của thiết bị để nâng cao khả năng hoạch định, điều hành và giám sát:Với khả năng đa dạng và chi phí ngày càng thấp của các cảm biến (sensor), việc tích hợp hoạt động sản xuất trên nền tảng công nghệ thông tin như SAP B1 giúp doanh nghiệp có thể theo dõi xuyên suốt và số hóa hầu hết các nghiệp vụ để giải quyết những thách thức chung trong ngành Dược: quản lý ngày hết hạn của sản phẩm, truy vết hàng trong chuỗi cung ứng, cập nhật giá cho các kênh bán hàng khác nhau, dự báo nhu cầu…
- Chuyên nghiệp hóa đội ngũ bán hàng:Hãy tưởng tượng mỗi điểm bán đều có khả năng “nói” cho các nhà quản lý công ty dược nghe “hôm nay, điểm bán này đã bán được bao nhiêu hàng, nhân viên kinh doanh có đến chăm sóc cửa hàng không, cần đặt thêm hàng gì, tình hình trưng bày có đúng hướng dẫn chưa,…” thì hẳn đội ngũ bán hàng đã ở trong một tâm thế khác: có nhiều thời gian để lắng nghe nhu cầu khách hàng, tư vấn cho khách hàng về công dụng các sản phẩm trọng tâm, giải đáp thắc mắc,…. Công tác bán hàng thời 4.0 sẽ được nâng cấp tính chuyên nghiệp lên nhiều lần nhờ các giải pháp quản trị kênh phân phối DMS của DMSpro tích hợp trên nền tảng SAP B1.
Bà Đinh Thị Minh Huân – Giám đốc kinh doanh DMSpro chia sẻ về xu hướng công nghệ hóa quản lý phân phối bán hàng trong ngành dược phẩm
- Tối ưu hóa hoạt động phân phối: Để đạt được mức tăng trưởng tốt (tăng doanh số, giảm chi phí) các công ty ứng dụng giải pháp quản trị phân phối DMS có thể khai thác nhiều khía cạnh: mở rộng số điểm bán, theo dõi chặt chẽ tình hình bán hàng của khách hàng (sell-out), nắm bắt kịp thời tồn kho tại từng điểm bán để cân đối tồn kho của cả chuỗi cung ứng, giám sát số liệu đặt hàng và thực giao của đại lý để khai thác triệt để tiềm năng thị trường, thực thi các chương trình hỗ trợ thương mại (trưng bày, tích lũy điểm..) cho khách hàng một cách tối ưu, đo lường được hiệu suất…. Các giải pháp này đã và đang được các công ty dược phẩm như Bidiphar, Dược phẩm Nhất Nhất khai thác hiệu quả.
Khi con đà điểu sợ hãi, nó hay vùi đầu vào cát để tránh né. Là những chủ doanh nghiệp dũng cảm cưỡi trên những con tàu, để vượt biển lớn cần nắm bắt thời cơ. Thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra là một tiền đề rất thuận lợi để các doanh nghiệp ngành Dược “số hóa” hoạt động kinh doanh, nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp, hướng tới thành công!
Phiên tọa đàm giúp khách tham dự hiểu rõ hơn về tính ứng dụng thực tiễn của ERP & DMS trên nền tảng SAP B1
Hội thảo “Dược phẩm và cuộc cách mạng số hóa trong quản trị kinh doanh toàn diện” thu hút đông đảo các doanh nghiệp dược phẩm & trang thiết bị y tế tại TP.HCM